BÍ KÍP VỚT SALE CHỈ VỚI 3 LUỒNG EMAIL TỰ ĐỘNG

Mình tin chắc là có nhiều bạn từng bỏ nhiều thời gian nghiên cứu tìm hiểu cách xây dựng hệ thống luồng email tự động nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Hoặc bạn đã thử nhiều lần nhưng chưa đem lại hiệu quả. Đối với email marketing, theo trải nghiệm cá nhân mình, là cả một quá trình nghiên cứu, test thử, chỉnh sửa và cải tiến. Bài viết bên dưới sẽ chia sẻ đến bạn BÍ KÍP VỚT SALE CHỈ VỚI 3 LUỒNG EMAIL TỰ ĐỘNG :)))
Bắt đầu không khó. Bắt đầu từ đâu mới khó! Nếu chưa có nền tảng cụ thể thì mình khuyên là nên bắt đầu tập trung từ những luồng email ra sale trước đã, rồi từ đó rút ra kinh nghiệm mở rộng hệ thống email dần dần. Nhanh hay chậm, tốt hay không tốt thì còn phù thuộc vào khả năng học hỏi và hiểu khách hàng của người làm email. Tuy nhiên dưới đây là 3 luồng tự động cơ bản hốt sale mà bất cứ brand nào làm email marketing cũng cần có và nên ưu tiên hàng đầu.
(Nếu bạn đã quen với email marketing có thể bỏ qua bài viết này vì nội dung bên dưới khá dài và phù hợp với newbie :)).

BÍ KÍP VỚT SALE CHỈ VỚI 3 LUỒNG EMAIL TỰ ĐỘNG

bi-kip-vot-sale-chi-voi-3-luong-email-tu-dong-3

3 flows quan trọng hái ra tiền mình muốn nhấn mạnh hôm nay sẽ bao gồm: Welcome Series, Abandoned Browse và Abandoned Checkout. Mình sẽ đi phân tích nội dung của từng flow như sau:
? FLOW #1: WELCOME SERIES
  • Trigger: Subscribed to list (Master list)
  • Flow này sẽ dùng để nuôi các khách vừa mới opt-in vào list (List thì có thể collect từ nhiều nguồn: popup, footer, checkout, placed order, landing page, v.v..). Có thể gửi tầm 3-4 email để vừa branding vừa remind khách về việc mua hàng.
  • Cần viết gì?
    – Giới thiệu thương hiệu, sứ mệnh và định vị.
    – Cho họ thấy tại sao thương hiệu của mình đặc biệt, là “the one” giữa hàng ngàn cái tên khác.
  • Có thể cho nhẹ 10%, 15% OFF để khuyến khích khách mua hàng.
Tham khảo:
  • Cozy Earth: đây là thương hiệu về chăn gối nệm và đồ ngủ. Và từ ngay email welcome đầu tiên họ đã định vị mình là 1 trong những thương hiệu sản xuất sản phẩm từ chất liệu vải hấp thụ nhiệt mềm nhất trên thị trường ngay từ câu giới thiệu đầu tiên. Ngoài ra offer 10% off cho khách mua hàng lần đầu.
    https://imgur.com/a/srm9yjc
  • Under Armour: thương hiệu nổi tiếng chuyên bán đồ tập luyện và dụng cụ thể thao. Thiết kế email Welcome thể hiện được rõ ràng được đối tượng khách hàng mà brand muốn hướng đến – người tập thể thao, với việc highlight sứ mệnh của Under Armour sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn cùng với discount 15% off.
    https://imgur.com/LSs5Llp
? FLOW #2: ABANDONED BROWSE
  • Metric: Viewed Product (Bạn cần chắc chắn rằng metric này đã hoạt động sau khi integrate store vào email platform)
  • Đối tượng: khách có nhu cầu và đã view sản phẩm, tuy nhiên là vẫn có gì đó cản trở nên còn bỏ lỡ.
  • Những khách này rõ là đã có lựa chọn cụ thể cho riêng mình, việc cần làm của email là remind lại rằng m bỏ quên sản phẩm này trong giỏ, nó đang bán rất chạy và có thể sold out sớm hãy nhanh chân mua thôi.
  • Cần trình bày những gì?
    – Nhắc lại việc khách đã xem mà chưa mua với một ngữ điệu thông cảm đồng thời giải quyết các vấn đề khách có thể gặp phải trong lúc đưa ra quyết định. Ví dụ như:
    ? See something you like? We’ve noticed you love this item but haven’t checked out yet. Maybe your wifi crashed while browsing. So we’re sending this email to bring this back to you => Hỏi han có phải do bị rớt mạng không để làm cái cớ nhắc lại.
    ? We noticed you had your eyes on this! You were browsing our site but haven’t checked out yet. Please feel free to contact our Customer Service team if you have questions. => Nếu khách có thắc mắc thì store sẵn sàng hỗ trợ
  • Show lại sản phẩm mà khách vừa bỏ lỡ.
Tham khảo:
  • Pulp Press: nhắc lại cho khách biết về việc họ đã từng xem và từng bỏ lỡ sản phẩm kèm với đó là link sản phẩm để khách dễ dàng quay lại xem sản phẩm.
    https://imgur.com/YRVBvrJ
    Ở lần remind thứ 2 và thứ 3 nên chèn thêm các đánh giá về store (social proofs) cùng với discount 10%, 15% khích lệ. Đồng thời tạo cảm giác gấp gáp rằng sản phẩm sắp hết hàng, cần nhanh chân mua ngay không sẽ hối tiếc.
  • Adidas: ngoài việc khơi lại sản phẩm khách bỏ lỡ còn show thêm các review thực tế từ khách hàng.
    https://imgur.com/P1Mh9rY
? FLOW #3: ABANDONED CHECKOUT
bi-kip-vot-sale-chi-voi-3-luong-email-tu-dong
  • Metric: Checkout Started
  • Những khách đã vào tới bước này thì khả năng muốn mua là rất cao rồi nhưng còn một chút do dự gì đó, có thể vì phí giao hàng, thời gian giao hàng, trust issue…
  • Vậy thì cần làm gì? Hối thúc họ nhẹ nhàng tình cảm và đặc biệt nhắc khách về việc giỏ hàng sắp hết hạn. Trình bày ngắn, đơn giản và đi vào vấn đề không cần giới thiệu về brand story hay giới thiệu sản phẩm gì nhiều sẽ khiến email bị loãng và lệch mục tiêu.
  • Giải tỏa sự do dự bằng việc highlight những thứ khách được đảm bảo (secure payment, được đổi trả, mua trước trả sau, v.v..) cũng như là review trải nghiệm sản phẩm (social proofs)
  • Remind lần 1 khách chưa mua thì remind tiếp lần 2 kèm discount. Các lần remind tiếp theo thì có thể tăng mức discount lên một chút kèm với guarantee và review thực tế nhằm tăng tính thuyết phục.
? Ngoài ra mình cũng highly recommend AB test discount theo % OFF vs Freeship. Như mình có đề cập bên trên thì các extra cost cao là một trong những nguyên do khiến khách lưỡng lự nên tốt nhất là mình nên khuyến khích họ bằng discount và test coi khách của store prefer hướng offer nào.
Tham khảo:
  • Rudy’s: show lại sản phẩm khách abandoned cùng với đường link trực tiếp về trang checkout, remind về việc cart chuẩn bị expire gợi cảm giác bỏ lỡ đồng thời offer cho khách mã code free shipping.
    https://imgur.com/VXddx
—–
⛔️ LƯU ÝCần nhớ rằng 3 flow này đều có chung một đặc điểm là giải quyết một số khúc mắc nào đó của khách khi quyết định mua hàng. Hãy thử viết ra một số vấn đề khách có thể gặp rồi tự đưa ra giải pháp cho nó trước rồi từ đó chuyển thành nội dung trong email.
Ví dụ:
  • “Giá mắc quá” => Highlight các app mua trước trả sau mà brand có sử dụng như Afterpay hay Klarna
  • “Hiện tại tôi chưa cần tới nó” => Tung discount trong thời gian có hạn
  • “Nó có hoạt động tốt thật không” => Show reviews
  • “Sử dụng nó như thế nào” => Show cách sử dụng/guideline
  • “Nếu nó không hoạt động/có vấn đề gì thì sao?” – Highlight store guarantee
—–
Bạn đã có 3 flows này trong hệ thống gửi email chưa? Nếu chưa hoặc thiếu thì hãy bắt tay vào việc setup ngay đi nhé kẻo để (rất nhiều) tiền rơi. Hẹn lại bạn ở bài viết sau mình sẽ chia sẻ thêm 1 số dạng luồng tự động giúp bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng lâu dài nhé!

Về platform gửi email, bạn có thể tham khảo các platform từ xịn sò đến đơn giản như Klaviyo, Mailchimp rồi Active Campaign, Sengrid. Mình thì suggest sử dụng Klaviyo ngay từ đầu nếu bạn đang trong quá trình scale store chuẩn chỉnh.

—–

Đối với bạn nào lần đầu thiết kế flow trên Klaviyo thì có thể cân nhắc sử các mẫu pre-built flow có sẵn trên Klaviyo. Ở đây đã có kéo sẵn rẽ nhánh theo điều kiện đơn giản, bạn có thể thoải mái điều chỉnh lại time delay, điều kiện hoặc các thông tin liên quan đến brand.
Trong lúc setup nếu không chắc chắn về điều kiện setup thì cứ lên Google gõ câu cần hỏi kèm keyword “Klaviyo” sẽ ra hàng loạt các bài viết tham khảo chính thống từ Klaviyo kèm đầy đủ hình ảnh minh họa. Với template có sẵn của Klaviyo, bạn chỉ cần điều chỉnh lại thông tin, link dẫn cho phù hợp với thông tin của brand cũng như tự thiết kế lại một số phần hình ảnh cho banner sử dụng Canva/Figma hay bất kì phần mềm thiết kế nào.

Nếu bạn đang có kế hoạch xây dựng đế chế của mình với mảng POD bạn có thể tham khảo tại MMOvinhome cùng các dịch vụ như : Dịch vụ thiết kế website cho dân MMO, cho thuê cổng Stripe, dịch vụ cho thuê cổng PayPal, clone design.

Bài viết liên quan
[lightbox id="spu-122" width="900px" padding="20px"][contact-form-7 id="121" title="Form đăng ký"][/lightbox]