PayPal và Stripe là hai nền tảng thanh toán trực tuyến có thể được tính hợp vào trang web bán hàng để hỗ trợ người mua cũng như người bán khi có các giao dịch online trên quốc tế. Thế nhưng đâu mới thực sự là phương phức thanh toán tối ưu nhất dành cho các doanh nghiệp? Trong bài đánh giá về PayPa và Stripe này, MMOVinhome sẽ xem xét các tính năng chính của cả hai nền tảng, hy vọng chúng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đâu là phương án tốt nhất cho bạn và doanh nghiệp của bạn!
Tổng quan về PayPal và Stripe
PayPal và Stripe là hai trong số những nền tảng hỗ trợ thanh toán trực tuyến phổ biến và nổi tiếng nhất. Cả hai doanh nghiệp này đã giúp người dùng chấp nhận sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến dễ dàng hơn rất nhiều, tất cả các thao tác đều được được gộp chung vào một bước, bên cạnh đó là những khuyến mãi hấp dẫn, không tính phí sử dụng hàng tháng nên có thể nói đây chính là cổng thanh toán và giúp bạn tiết kiệm thời gian đồng thời tránh được những rắc rối không đáng có.
Cả hai công ty đều có những điểm tương đồng, nhưng mỗi nền tảng phù hợp hơn với các nhu cầu kinh doanh khác nhau. Nếu PayPal phù hợp hơn với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bắt đầu thì Stripe phù hợp hơn với các công ty lớn hơn, vì nó cung cấp nhiều tùy chọn hơn để tùy chỉnh thanh toán.
PayPal và Stripe luôn là đơn vị được nhiều doanh nghiệp chọn lựa cho các giao dịch quốc tế
Điểm giống và khác nhau của PayPal và Stripe
Nét tương đồng
PayPal và Stripe đều cung cấp các dịch vụ tương tự cho người bán. Thật dễ dàng để bạn có thể thiết lập một tài khoản và bắt đầu thanh toán bằng cả hai. Bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy những điểm tương đồng của hai loại phương thức thanh toán này cụ thể:
- Đều là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán online quốc tế, là cầu nối trung gian giữa đơn vị phát hành thẻ tín dụng, tổ chức tài chính cho phép xử lý các giao dịch thay người bán hàng.
- Không công ty nào yêu cầu bạn phải ký kết hợp đồng theo thời hạn do vậy bạn có thể hủy bất cứ lúc nào đồng thời cũng không phải chịu các mức phí duy trì tài khoản.
- Các khoảng phí về giao dịch cố định có thể ước lượng được, đồng thời cung cấp các tính năng như lập hóa đơn hay thanh toán định kỳ…
- Tuân thủ PIC – Payment Card Industry: Đây là hệ thống các tiên chuẩn về việc bảo mật thông tin được các công ty chấp nhận
Điểm tương đồng của hai phương thức thanh toán phổ biến PayPal và Stripe
Sự khác biệt giữa PayPal và Stripe
Sự khác biệt chính giữa PayPal và Stripe chính là PayPal phù hợp hơn với các doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu. Nó cung cấp một thiết lập dễ dàng và không yêu cầu kiến thức kỹ thuật nâng cao. Stripe phù hợp hơn với các công ty muốn có sự linh hoạt và khả năng tùy chỉnh thực tế mọi quy trình của trải nghiệm thanh toán trực tuyến.
PayPal
Có thể nói nhờ bước chân vào thị trường sớm hơn 13 mà PayPal đã có cho mình nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn Stripe, trong đó có thể kể đến:
- Phương thức đăng lý và thiệt lập tài khoản dễ dàng thuận tiện
- Tích hợp các hệ thống POS dành cho khách hàng có nhu cầu bán sản phẩm online
- Cho phép khách hàng là người bán có thể lập các hoa đơn trực tuyến mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào
- Nổi bật nhất trong các dịch vụ phải nhắc đến tính năng Wallet – được hiểu như một ví giữ tiền. Với dịch vụ này PayPalk có thể chấp nhận khách hàng là Merchant mang đến những rủi ro cao như chạy Dropshipping, buôn bán các phần mềm…
Về mức phí sử dụng
- Với mức độ phủ sóng trên 200 quốc gia khác nhau PayPal có phí giao dịch từ 1,90% đến 3,50%, phí bồi hoàn vào khoảng $20 sẽ được chuyển đến tài khoản ngay lật tức
- Chi phí cho đầu đọc thẻ tại điểm bán hàng (POS) : $ 29 cho thiết bị đầu tiên và $ 79 cho mỗi thiết bị bổ sung.
Được xem là đơn vị có dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc, PayPal được rất nhiều người dùng lựa chọn tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng được sử dụng toàn bộ các dịch vụ của PayPal. Cụ thể đối với PayPal Business chỉ dành cho một số nước châu Á như Singapre và Hồng Kông.
PayPal giới hạn dịch vụ PayPal Business
Stripe
Là đơn vị sinh sau đẻ muộn nhưng Stripe cũng có cho mình những lợi thế mà ông lớn PayPal không có được. Đó là sự tập trung vào phát triển các tool cũng như APIs cho các developers như:
- Lưu trữ cũng như khả năng di chuyển các dữ liệu khách hàng được tối ưu
- Trong suốt quá trình sử dụng khách hàng sẽ không bị điều hướng dẫn đến tình trạng thoát khỏi website khi thanh toán.
- Các tùy chọn dành cho nhà phát triển mở rộng, với hơn 450 nền tảng và tích hợp bên thứ ba
- Tùy chọn Thanh toán Quốc tế : 135+ loại tiền tệ
Về mức phí sử dụng
- Phí bồi hoàn của Stripe hiện tại đang ở mức $15, tuy nhiên thời gian chuyển tiền về đến tài khoản cũng chậm hơn giao động trong khoản 7 ngày.
- Mức độ phủ sống chỉ mức hơn 45 quốc gia.
Dẫu được phát triển mạnh về kỹ thuật thế nhưng Stripe lại không hỗ trợ các công ty tại Việt Nam. Đối với các nước nằm trong khu vực Châu Á Stripe chỉ chạy dịch vụ tại Nhật, Malaysia, Hồng Kông, Singapore, Ấn Độ.
Stripe tối ưu phát triển tool lưu trữ và APIs
So sánh về quy trình và mức phí đối với các giao dịch thẻ tín dụng của PayPal và Stripe
Liên tục cạnh tranh về thị phần mức phí giao dịch của Paypal và Stripe cũng có nhiều khác biệt:
- Phí của Stripe cho các giao dịch vuốt và chip bắt đầu ở mức 2,9% cộng 9 xu cho mỗi giao dịch trong khi đó PayPal là 2,29% cộng với 49 xu.
- Phí cho các giao dịch được khóa của PayPal lại cao hơn, bắt đầu từ 3,49% cộng với 9 xu trong khi phí của Stripe không thay đổi.
- Ngoài ra, PayPal tính thêm 1,50% đối với các giao dịch quốc tế trong khi Stripe tính thêm 1% đối với thẻ quốc tế, cộng với 1% nếu yêu cầu chuyển đổi tiền tệ.
- Cả hai công ty đều phát hành phí bồi hoàn— $ 20 cho PayPal và $ 15 cho Stripe. Cũng như không hoàn lại phí giao dịch cho người bán khi khách hàng trả lại hàng.
- Cả hai công ty đều chấp nhận nhiều tùy chọn thanh toán hơn so với các nền tảng xử lý thanh toán khác trên thị trường.
- PayPal có sẵn ở nhiều quốc gia hơn Stripe. PayPal cung cấp các tùy chọn ở hơn 200 quốc gia trong khi Stripe cung cấp dịch vụ tại hơn 40 quốc gia.
Mức phi chênh lệch giữa hai đối thủ cạnh tranh trong giao dịch thẻ tính dụng
Như vậy sự khác biệt chính giữa Paypal và Stripel chính là Stripel phù hợp hơn để tạo quy trình thanh toán có thể tùy chỉnh theo nhu cầu người dùng. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng Stripel một cách dễ đang khi tích hợp chúng vào cổng thanh toán dù bạn đang sở hữu website bán hàng đối với bất kỳ sản phẩm nào.
Tuy nhiên, để tùy chỉnh các tính năng này, bạn hoặc ai đó trong nhóm sẽ cần có một hiểu biết nhất định về phát triển web. Mỗi quy trình tùy chỉnh được phác thảo trực tuyến trong Stripe Docs.
Mặt khác, PayPal không cung cấp các tùy chọn tùy chỉnh giống nhau, nhưng rất dễ thiết lập. Điều này giúp nó phù hợp nhất cho các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp mới bắt đầu hoặc không có kiến thức về phát triển web để tùy chỉnh nền tảng của họ.
Nếu bạn vẫn đang loay hoay trong việc phát triển cổng thanh toán hãy đến với dịch vụ cho thuê cổng Stripel của MMOVinhome để nhận hỗ trợ tối đa khách hàng trong quá trình sử dụng.
Nguồn: MMO Vinhome – Dịch vụ MMO chuyên nghiệp
Bài viết tham khảo:
- Thiết kế website bán hàng cần chuẩn bị những gì?
- Xây dựng website bán hàng cần lưu ý những gì?